Căn bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nỗi ám ảnh, lo sợ của hầu hết gia đình. Xét nghiệm RSV giúp phát hiện và điều trị kịp thời bệnh đường hô hấp. Bài viết dưới đây MEDLATEC xin giới thiệu cho bạn đọc các thông tin về phương pháp xét nghiệm RSV.
25/09/2018 | Cảnh báo: Số trẻ nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) nhập viện tăng đột biến 04/10/2017 | Xét nghiệm RSV - Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm phổi
1. Bệnh hợp bào hô hấp nguy hiểm ở trẻ
Virus RSV hay còn được gọi là virus hợp bào hô hấp, gây viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, có khả năng lây nhiễm cao. Các triệu chứng ban đầu của trẻ tương tự như cảm cúm bình thường, sau chuyển biến nặng và dần chuyển sang viêm phổi, viêm phế quản, làm suy giảm chức năng của các cơ quan hô hấp.
Đối với người lớn và trẻ em hơn 3 tuổi, các triệu chứng bệnh lý nhẹ hơn, giống như nhiễm cảm lạnh thông thường, rất dễ điều trị. Bệnh lý này thường xuất hiện vào mùa mưa, hoặc mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ không kịp thích nghi.
Trẻ em mắc bệnh hợp bào hô hấp có thể có các biến chứng nguy hiểm
Bệnh hợp bào hô hấp cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý tim mạch có hệ miễn dịch bị suy giảm.
2. Các phương pháp chẩn đoán RSV
Có 2 phương pháp chẩn đoán RSV chủ yếu hiện nay:
- Test nhanh: phát hiện định tính kháng nguyên virus hợp bào đường hô hấp (RSV) gây bệnh ở trẻ nhỏ.
- PCR: Phát hiện chính xác sự có mặt DNA đặc trưng của Epstein-Barr virus (RSV) - virus hợp bào đường hô hấp trong mẫu bệnh phẩm.
3. Bệnh phẩm xét nghiệm
a. Dịch tiết mũi
- Đặt bệnh nhân ngồi thoải mái, hơi ngửa cổ ra sau.
- Đưa tăm bông vào mũi theo một đường song song với vòm miệng.
- Giữ tại đó vài giây.
- Rút nhẹ nhàng xoáy tròn tăm bông trong quá trình rút ra.
- Sử dụng tăm bông khác để lấy mẫu mũi bên kia.
- Cho cả 2 tăm bông vào lọ đựng mẫu và đóng nắp.
b. Dịch tỵ hầu
- Đặt bệnh nhân ngồi thoải mái, hơi ngửa cổ ra sau.
- Dùng que tăm bông mềm đưa qua đường mũi, khi tay có cảm giác chạm nhẹ vào thành sau họng thì xoay tròn tăm bông theo hai chiều rồi rút ra.
- Sử dụng tăm bông khác để lấy mẫu mũi bên kia.
- Cho cả 2 tăm bông vào lọ đựng mẫu và đóng nắp.
c. Dịch rửa mũi hầu
- Bơm 2 ml nước muối sinh lý vào một bên mũi, đề nghị bệnh nhân không nuốt, thực hiện với 2 bên mũi
- Thu dịch rửa vào cốc nhựa.
- Chuyển ~2ml dịch rửa vào tuýp môi trường vận chuyển.
Các mẫu bệnh phẩm bảo quản 15 ÷ 25 độ C: 8h; ở 2 - 8 độ C trong 3 ngày, + ≤-20 độ C: lâu hơn.
Sốt là triệu chứng của trẻ khi nhiễm bệnh
4. Các đối tượng được chỉ định xét nghiệm hợp bào hô hấp
Virus hợp bào hô hấp lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh như bắt tay, chơi đồ chơi,... qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, người bệnh đào thải một lượng virus RSV ra môi trường không khí, virus RSV theo các đường mắt, mũi, miệng đi vào cơ thể người lành.
Sau khi nghi ngờ tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh nhân đến các cơ sở y tế tiến hành kiểm tra. Những đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm virus RSV.
- Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện.
- Trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi.
- Trẻ bị các bệnh lý bẩm sinh về tim, phổi, có hệ miễn dịch kém.
- Trẻ suy dinh dưỡng, đang sử dụng thuốc điều trị.
- Người già yếu, đang mắc bệnh tim, đang điều trị ung thư, người nhiễm HIV
- Người mắc các bệnh lý về hệ hô hấp như: hen, suyễn, tắc nghẽn phổi,...
5. Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp
Sau khi thực hiện xét nghiệm RSV nếu kết quả là dương tính thì phải có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng trong quá trình lây nhiễm và ảnh hưởng của nó đến hệ hô hấp.
Có thể điều trị tại nhà hoặc tại bệnh viện, nếu trẻ chị bị viêm phế quản nhẹ và không có biến chứng nặng thì có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Nhưng đối với những trường hợp trẻ có triệu chứng nặng hơn thì cần điều trị tại bệnh viện.
5.1. Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp tại nhà
- Sử dụng 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý hoặc thuốc xịt mũi, sau đó dùng dụng cụ hút dịch nhầy hô hấp để lau sạch giúp cho mũi trẻ được thông thoáng và dễ thở hơn.
- Đảm bảo đủ bữa cho trẻ, nếu nôn trớ thì có thể chia nhỏ các bữa.
- Luôn đảm bảo cho trẻ uống nước đầy đủ, ngoài ra nước còn có tác dụng làm loãng đờm và dịch nhầy hô hấp.
- Uống thuốc theo kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài để điều trị.
- Cho trẻ tái khám đúng lịch để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của trẻ, đặc biệt lưu ý trong quá trình điều trị tại nhà nếu có dấu hiệu lạ cần phải đưa trẻ đi khám ngay.
5.2. Điều trị nhiễm virus hợp bào hô hấp tại bệnh viện
- Nếu trẻ cảm thấy khó thở, thở khò khè hay dịch hô hấp ra nhiều khiến không khí không đến được các phế nang phổi. Lúc này bác sĩ cần thêm oxy cho trẻ hoặc sử dụng salbutamol (thuốc điều trị hen suyễn) để làm giãn cơ phổi.
- Tiến hành hút hết dịch nhầy cho trẻ nếu bị viêm tiểu phế quản do RSV.
- Nếu trường hợp quá nặng trẻ không thở được thì phải tiến hành tiểu phẫu hỗ trợ thở cho trẻ.
- Lưu ý trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng bổ sung men vi sinh.
- Sau điều trị mà trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài thì cần tái khám để điều trị kịp thời.
6. Cách phòng tránh nhiễm hợp bào hô hấp ở trẻ
Phòng tránh lây nhiễm virus hợp bào hô hấp là điều cấp thiết nên làm, do đó MEDLATEC đưa ra một số biện pháp phòng chống lây nhiễm cho bạn đọc tham khảo như sau:
- Khi mùa dịch RSV xuất hiện thì hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người.
- Khi bị các triệu chứng như ho, sốt cao, sổ mũi,... thì nên hạn chế tiếp xúc với trẻ sinh non đang được bệnh viện chăm sóc.
- Khi trẻ bị nhiễm virus thì tuyệt đối không hôn hoặc tiếp xúc ở cự ly quá gần.
- Trước và sau khi tiếp xúc với trẻ cần về sinh bằng xà phòng diệt khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá gần trẻ, khói thuốc là nguyên nhân chính làm tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, nhà cửa và môi trường sống quanh thường xuyên.
- Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra
Khi trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đến cơ sở y tế để kiểm tra
RSV là virus gây nên bệnh nhiễm hợp bào hô hấp ở trẻ, tuy nhiên nếu được xét nghiệm phát hiện kịp thời tình trạng bệnh thì việc điều trị sẽ dễ dàng và trẻ nhanh khỏi hơn.
Trên đây là một số vấn đề về phương pháp xét nghiệm RSV do MEDLATEC triển khai và thực hiện. Nếu có vấn đề thắc mắc về phương pháp xét nghiệm RSV hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.